Đau đầu hiện là căn bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng hiện nay. Nhất là trong tình trạng cuộc sống bận rộn, nhiều áp lực, căng thẳng kèm theo chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý làm cho số cơn đau và mức độ đau ngày càng nghiêm trọng. Đau đầu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc, ngoài ra còn có thể là yếu tố gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Khi xuất hiện cơn đau đầu, mong muốn đầu tiên của người bệnh là có thể tìm được một loại thuốc có thể làm cắt các cơn đau nhanh chóng, giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng đau đớn và khó chịu.
Hãy cùng nhau điểm qua một số loại thuốc giảm đau thường dùng khi bạn phải đối mặt với các cơn đau đầu nhé:
1. Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol là thuốc giảm đau thường được sử dụng nhất trong các trường hợp đau đầu. Nó có tác dụng làm giảm đau tạm thời trong các triệu chứng đau vừa và nhẹ (có hiệu quả nhất với các trường hợp đau cường độ thấp và không có nguồn gốc nội tạng).
Tuy là loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay nhưng cũng cần lưu ý không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị có giám sát bởi thầy thuốc.
Mỗi ngày không được uống quá 4mg Paracetamol vì sẽ gây quá liều dẫn tới ngộ độc, tổn thương gan. Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm có tên gọi và dạng bào chế khác nhau cùng chứa thành phần là Paracetamol nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể gây quá liều. Không dùng thuốc cho người đã từng bị dị ứng với thuốc, người bệnh nhiều lần thiếu máu, hoặc có bệnh nghiêm trọng về tim, phổi, thận hoặc gan…
2. Thuốc giảm đau Aspirin
Đây cũng là một thuốc hay được dùng trị đau, nhức đầu. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt và chống viêm. Nhưng do thuốc có thể gây hại cho đường tiêu hóa nên không dùng cho những trường hợp loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, người có bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu. Ngoài ra, không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 16 tuổi, người có tiền sử bệnh hen, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận cũng không được dùng. Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc này như buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột… nên hiện nay thường dùng loại pH8 tan trong ruột. Khi uống thuốc nếu thấy có các triệu chứng chóng mặt, ù tai, giảm thính lực hoặc thương tổn gan, phải ngừng thuốc. Đối với người cao tuổi, nên dùng với liều thấp nhất có hiệu lực và trong thời gian ngắn nhất có thể.
3. Thuốc giảm đau nhóm NSAID
Thuốc hay được sử dụng nhất trong nhóm này là Ibuprofen. Thuốc được dùng trong cơn đau đầu nhẹ và vừa. Nên dùng thuốc trong hoặc sau bữa ăn (để tránh rối loạn nhẹ về tiêu hóa do thuốc). Dùng dạng đặt trực tràng khi không uống được thuốc.
Không dùng thuốc cho người bệnh loét dạ dày tá tràng tiến triển, người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, 3 tháng cuối của thai kỳ…
Một số tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc như: mỏi mệt, chướng bụng, buồn nôn, nôn, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn, mẩn ngứa, ngoại ban… Rối loạn thị giác như nhìn mờ là dấu hiệu chủ quan và có liên quan đến tác dụng có hại của thuốc nhưng sẽ hết khi ngừng dùng ibuprofen. Tuy nhiên, nếu thấy nhìn mờ, giảm thị lực, hoặc rối loạn nhận cảm màu sắc thì phải ngừng dùng ibuprofen.
4. Thuốc giảm đau Cinnarizin
Thuốc còn có tên là stugeron, có tác dụng giãn mạch ngoại biên và hoạt hóa não bộ có tác động kháng histamin và phong tỏa kênh canxi, có thể dùng trong điều trị nhức nửa đầu. Thuốc cũng được dùng trong các rối loạn tiền đình. Tuy nhiên thuốc này cũng gây đau vùng thượng vị (uống thuốc sau bữa ăn có thể làm giảm kích ứng dạ dày). Thuốc có thể gây ngủ gà, đặc biệt lúc khởi đầu điều trị (tránh những công việc cần sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao).
Ngoài ra, có một số loại thuốc như: nhóm Tryptans, nhóm Ergotamin… cũng có thể dùng để cắt cơn trong một số trường hợp đau đầu, ví dụ như đau nửa đầu…
Dù có nhiều loại thuốc như vậy, nhưng đặc điểm chung của những loại thuốc cắt cơn đau đầu này là chúng đều chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và thường gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là khi phải dùng lâu dài. Do đó, với những người bị đau đầu mạn tính, yêu cầu quan trọng nhất là có thể tìm được 1 phương pháp hiệu quả, có thể kiểm soát được cơn đau lâu nhất có thể và đặc biệt là có thể dùng được an toàn trong thời gian dài. Như vậy, các sản phẩm từ thảo dược hiện đang là sự lựa chọn lí tưởng.
Migrin – Kiểm soát hiệu quả bệnh đau nửa đầu và đau đầu mãn tính
Nếu bạn bị đau nửa đầu, đau đầu mãn tính hay các chứng đau đầu nguyên phát khác mà uống nhiều loại hoạt huyết không đỡ thì Migrin là sự lựa chọn ưu việt Đó là vì: Migrin là sản phẩm đầu tiên kết hợp hài hòa 2 thành phần Gingko Biloba (cây bạch quả) và Feverfew (cây cúc thơm) chuẩn hóa nhập khẩu từ châu Âu, tạo nên 1 công thức toàn diện:
Ginkgo Biloba vốn là một “trường sinh dược thảo” nổi tiếng trên toàn thế giới có tác dụng với cả người già yếu và người khỏe mạnh. Các hoạt chất trong lá Ginkgo biloba giúp chống oxi hóa mạnh, ngăn chặn các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu ở cả não và cơ thể dẫn đến tăng cường bộ nhớ, minh mẫn tinh thần, trì hoãn sự khởi đầu của bệnh sa sút trí tuệ, chóng mặt, ù tai
Nếu Gingkobiloba ưu việt trong cải thiện tuần hoàn máu thì Feverfew được biết đến như một thảo dược giảm đau đầu, đau nửa đầu mãn tính và cải thiện triệu chứng buồn nôn, hoa mắt một cách tự nhiên. Có được điều này là nhờ cơ chế điều hòa chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin của Feverfew.
Migrin giúp kiểm soát các chứng đau đầu mạn tính hiệu quả
Sản phẩm Migrin – bằng cách kết hợp hài hòa 2 thảo dược quý Gingko Biloba và Feverfew, là giải pháp toàn diện cho bệnh nhân đau nửa đầu, đau đầu mãn tính.
Để được tư vấn về các hội chứng đau đầu mạn tính, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)
Để tìm mua sản phẩm Migrin, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY