Chẩn đoán đau nửa đầu là điều vô cũng quan trọng trong việc xác định nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh hợp lý. Các chẩn đoán đau đầu chuyên sâu và nghiên cứu cho rằng căn bệnh này hình thành do căn nguyên mạch máu. Bệnh có tính chất theo cơn và theo chu kỳ được đặc trưng bởi các cơn đau đầu xảy ra ở 1 bên đầu có thể là bên đầu phải hoặc bên đầu trái hoặc có thể bị đổi bên trong mỗi lần đau.
Việc chẩn đoán đau nửa đầu như thế nào là chính là một trong những vấn đề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của rất nhiều khách hàng hiện nay.
Theo đó, hiện nay các nhà khoa học dựa thường theo tiêu chuẩn chẩn đoán đau của Hiệp hội Quốc tế về bệnh đau đầu (International Headache Society – IHS) . Theo tiêu chuẩn chẩn đoán đau này, người ta thường chia căn bệnh này làm 2 thể là bệnh thông thường (đau đầu không có thoáng báo) và thể bệnh cổ điển ( đau đầu có thoáng báo).
Với mỗi thể bệnh này, việc chẩn đoán là có những tiêu chí riêng biệt. Do đó, để chẩn đoán chính xác thì đòi hỏi bạn cần phải tuân theo những hướng dẫn chẩn đoán chi tiết này. Tránh những trường hợp chẩn đoán sai, dẫn đến việc điều trị bệnh không hiệu quả.
Chẩn đoán đau nửa đầu theo IHS
Hiệp hội quố về đc tếau đầu (IHS)
Tiêu chuẩn chẩn đoán đau nửa đầu thông thường (không có thoáng báo) là gì?
Những tiêu chuẩn được quy định theo hiệp hội quóc tế về đau đầu nêu lên 5 điểm cần lưu ý. Bao gồm những chẩn đoán về số cơn đau, thời gian cơn đau hoặc chẩn đoán về các triệu chứng cũng như các bệnh có liên quan.
A: Có ít nhất 5 cơn đáp ứng tiêu chuẩn B, D.
B: Cơn đau kéo dài từ 4 đến 72 giờ.
C: Đau đầu có 2 trong số các đặc điểm sau:
Đau dọc một bên đầu: đau đầu bên phải hoặc bên trái.
Đau có tính chất mạch đập (đau đầu bị giật).
Cường độ đau từ trung bình tới nặng
Đau tăng khi vận động như leo cầu thang…
D: Trong cơn có ít nhất 1 trong các triệu chứng sau:
Buồn nôn và/ hoặc nôn.
Sợ ánh sáng, sợ tiếng động.
E: Không do các bệnh khác như:
Tiền sử thăm khám thần kinh đều không thấy các tổn thương hoặc rối loạn về thần kinh và não bộ.
Tiền sử thăm khám thần kinh nghi ngờ có các bệnh đó nhưng được loại trừ bằng các phương pháp thích hợp.
Các bệnh đó hiện có tồn tại nhưng cơn đau đầu tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với bệnh đó.
Tiêu chuẩn chẩn đoán đau nửa đầu cổ điển (có thoáng báo) như thế nào?
Tiêu chuẩn chẩn đoán đau nửa đầu có thoáng báo
Việc chẩn đoán với một số chứng đau nửa đầu có thoáng báo cũng tương đối khác, để chẩn đoán bệnh được chính xác thì yêu cầu người chẩn đoán phải tuân theo một số hướng dẫn chẩn đoán đau riêng biệt. Hướng dẫn chẩn đoán này về cơ bản cũng gồm 5 tiêu chí. Nhưng những tiêu chí chẩn đoán đau này cũng có những điểm rất khác biệt so với phương pháp chẩn đoán đau thông thường.
Cụ thể có những điểm trong chẩn đoán đau cần lưu ý sau:
A: Có ít nhất 2 cơn đáp ứng tiêu chuẩn B, D.
B: Thoáng báo có 1 trong các yếu tố sau nhưng không có yếu tố vận động :
Các triệu chứng thị giác hoàn toàn gồm các hình ảnh dương tính (ánh sáng, các dấu hiệu hoặc đường thẳng lấp lánh) và/ hoặc âm tính (mất thị lực).
Các triệu chứng cảm giác phục hồi hoàn toàn gồm có các triệu chứng dương tính (cảm giác kẹp, kim châm) hoặc âm tính (tê).
Rối loạn ngôn ngữ nói phục hồi hoàn toàn.
C: Có ít 2 trong số các dấu hiệu sau:
Các triệu chứng thị giác đồng danh và/ hoặc các triệu chứng cảm giác 1 bên.
Ít nhất 1 triệu chứng thoáng báo tiển triển dần trong thời gian ≥ 5 phút và hoặc các triệu chứng thoáng báo khác nhau xảy ra kế tiếp trong thời gian ≥5 phút.
Mỗi triệu chứng kéo ≥ 5 phút và không quá 60 phút.
D: Đau đầu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn B và D:
Dấu hiệu này xảy ra với thể bệnh thông thường, bắt đầu trong khi có thoáng báo hoặc sau thoáng báo trong 1 giờ.
E: Không do bệnh khác.
Trong một nghiên cứu chẩn đoán đau đầu quy mô lớn của Launer LJ và cộng sự thuộc Trung tâm Y khoa Đại học Leiden, Hà Lan. (1999) đã chỉ ra rằng: có 64% bệnh nhân thuộc thể thông thường (không có thoáng báo); 18% bệnh nhân thuộc thể bệnh cổ điển (có thoáng báo) và 13% có cả hai loại triệu trứng này; còn lại 5% có hào quang mà không đau đầu.
Trên đây, chính là một vài nghiên cứu chung về việc chẩn đoán đau nửa đầu theo tiêu chuẩn IHS. Theo đó, thì những yếu tố này cũng là một vài dấu hiệu trong chẩn đoán đau giành cho các bệnh nhân hay các y bác sĩ khi nhận diện và đánh giá tình trạng bệnh của mình và bệnh nhân. Bên cạnh đó, những yếu tố này cũng chính là những thông tin chính thống về chứng bệnh này mà mirgin đã sưu tập và tổng hợp nhằm gửi tặng cho tất cả người đọc. Hy vọng, những thông tin hữu ích về chẩn đoán đau nửa đầu sẽ giúp cho người bệnh biết được bệnh đau đầu chóng mặt của mình là dạng nào để có cách điều trị tốt nhất.
Chúc bạn và gia đình có một sức khỏe dồi dào !
Migrin- Kiểm soát hội chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) hiệu quả với Feverfew F
Migrin là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chuyên biệt dành cho bệnh nhân bị hội chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch). Hiệu quả của Migrin đến từ nguyên liệu Feverfew F chuẩn hóa nhập khẩu từ Châu Âu. Bằng các công trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu, các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh tác dụng vượt trội của nguyên liệu này trong việc giảm rõ rệt mức độ trầm trọng, cũng như thời gian kéo dài và tần suất xuất hiện các cơn đau.
Cơ chế hoạt động của FeverFew F gồm 3 tác động song song:
1- Điều hòa nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin.
2-Giảm co thắt cơ trơn mạch máu não & điều hòa vận mạch.
3- Ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin.
Migrin – Kiểm soát hiệu quả đau nửa đầu Migrane
FeverFew F có lịch sử ứng dụng lâu đời, có mặt ở nhiều nước Tây và Bắc Âu, thậm chí các sản phẩm từ FeverFew F đã từng là “Best seller” tại thị trường Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam, Feverfew F được Công ty cổ phần Công nghệ Newtechpharm nhập khẩu và đưa vào sản phẩm Migrin- hỗ trợ kiểm soát đau nửa đầu (đau đầu vận mạch). Migrin đã được chứng minh lâm sàng và kết luận đặc biệt hiệu quả sau 4 tuần sử dụng.
Để được tư vấn về hội chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch), vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 hoặc 04 2260 5993
Để tìm mua sản phẩm Migrin, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY
Nguyên nhân bệnh đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch)
Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đau nửa đầu Migraine theo IHS
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Chương, chẩn đoán và điều trị các chứng bệnh đau đầu thường gặp, Nhà xuất bản Y học
Migraine diagnosis, Migraine.com
Olesen J, Tfelt-Hansen P, Welch KMA. The headaches. 2nd ed. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins, 2000
Headache Classification Committee of the International Headache Society. Classification and diagnostic criteria for headache disorders, cranial neuralgias and facial pain. Cephalalgia 1998;8:Suppl 7:1-96
Launer LJ, Terwindt GM, Ferrari MD. The prevalence and characteristics of migraine in a population-based cohort: the GEM study. Neurology 1999;53:537-42
Goadsby PJ. Pathophysiology of headache. In: Silberstein SD, Lipton RB, Dalessio DJ, eds. Wolff ’s headache and other head pain. 7th ed. Oxford, England: Oxford University Press, 2001:57-72.