Đau đầu vì căng thẳng là một trong những bệnh đau đầu phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng đau này có thể chỉ là do cơ thể mệt mỏi gây nên, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một hội chứng đau đầu mạn tính hoặc một tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người lại đang rất chủ quan, lâu ngày dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về tình trạng đau đầu vì căng thẳng để các bạn có thể theo dõi và xử lý kịp thời.
1. Triệu chứng đau đầu căng thẳng thần kinh
- Cơn đau đầu vì căng thẳng có thể xuất hiện tạm thời hoặc liên tục hàng ngày và kéo dài từ 30 phút đến 1 tuần với tính chất đau như ép, như có gì đó bó vào đầu
- Cường độ và mức độ đau từ nhẹ đến vừa, có thể đau da đầu, thái dương hoặc đau sau gáy.
- Thường đau hai bên hoặc có khi lan tỏa khắp đầu
- Cơn đau thường không tăng lên khi người bệnh vận động cơ thể nhẹ nhàng hoặc leo cầu thang .
- Bệnh nhân thường không có cảm giác sợ ánh sáng, tiếng động mạnh, hoặc chỉ gặp phải một trong hai triệu chứng đó
- Thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, áp lực tuy nhiên không hồi hộp
- Đau đầu dẫn đến khó ngủ, mất ngủ triền miên
- Gặp vấn đề về thị lực, khả năng di chuyển cũng như khả năng nói chuyện kém, khó kiểm soát được bản thân, mất thăng bằng, đặc biệt là nếu chưa từng gặp các triệu chứng này trước đây.
Những biểu hiện của chứng đau đầu do căng thẳng rất dễ nhầm lẫn với hội chứng đau đầu vận mạch (đau đầu Migraine) hay đau đầu do thiếu máu não. Vì mỗi hội chứng đau lại có phương pháp điều trị khác nhau nên chúng tôi sẽ cung cấp thêm một số thông tin về các hội chứng đau đầu này để các bạn dễ dàng phân biệt:
– Triệu chứng điển hình của hội chứng đau đầu vận mạch là đau nửa đầu kiểu giật nhói theo nhịp mạch đập, có thể lan sang cả đầu. Trong cơn đau, bệnh nhân thường thấy sợ ánh sáng, tiếng động; cơn đau sẽ tăng lên khi vận động. Ngoài ra, bệnh nhân thường cảm thấy buồn nôn và nếu nôn được thì cơn đau sẽ đỡ.
– Bệnh nhân thiếu máu não cũng bị đau đầu nhưng cảm giác đau không dữ dội như đau đầu căng cơ mà sẽ âm ỉ nặng nề như có vật gì chèn vào đầu. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm thấy bị hoa mắt chóng mặt ù tai, tê bì nhức mỏi chân tay và suy giảm trí nhớ.
2. Tại sao lại đau đầu khi làm việc căng thẳng?
- Bệnh đau đầu khi căng thẳng xảy ra do các cơ vùng cổ và da đầu trở nên căng cứng. Tình trạng căng cơ có thể là do phản ứng của cơ đối với stress, trầm cảm, thương tổn ở đầu hoặc do lo lắng. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người lớn và thanh niên, những người làm việc văn phòng.
- Do ngồi trước máy vi tính, làm việc bàn giấy, tập trung vào màn hình máy tính quá lâu khiến đầu không được di chuyển, hoặc ngủ trong phòng lạnh và ngủ sai tư thế.
- Sử dụng đồ uống chứa cồn và các chất kích thích như rượu bia, coffee
- Cảm lạnh, cúm hoặc viêm xoang
- Hút thuốc quá nhiều cũng gây nên đau đầu căng thẳng thần kinh
- Do làm việc quá sức, mệt mỏi
- Đau đầu căng thẳng cũng có thể xảy ra khi bạn mắc các chứng bệnh đau đầu mạn tính như: đau nửa đầu Migraine, thiếu máu não, rối loạn tiền đình, viêm xoang… Trong trường hợp này, căng thẳng chính là yếu tố khởi phát cơn đau.
3. Phương pháp giúp giảm đau đầu khi căng thẳng
Để ngăn triệu chứng đau đầu vì căng thẳng chúng ta cần biết cách kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh:
- Ghi chép và theo dõi các thói quen sinh hoạt hàng ngày để dễ dàng xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp thay đổi lối sống để giảm cơn đau đầu.
- Sử dụng thuốc giảm đau đúng cách. Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen. Các thuốc giảm đau gây nghiện như nhóm opioid, thuốc giãn cơ… thì cần có chỉ định của bác sỹ.
- Lưu ý: Nên sử dụng thuốc đúng liều lượng và đúng cách nếu không sẽ gây đau đầu trở lại, gây hại cho gan, hoặc kích ứng dạ dày. Nếu các loại thuốc này không có tác dụng, tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được kê thuốc theo toa.
- Một số phương pháp điều trị đau đầu vì căng thẳng khác như tập thư giãn, kiểm soát stress, căng thẳng, khi đau đầu có thể mát-xa nhẹ nhàng tầm 15 phút, tập phản hồi sinh học, liệu pháp nhận thức-hành vi hoặc châm cứu.
- Kiểm soát các tình trạng đau đầu mạn tính liên quan dễ gây khởi phát tình trạng đau đầu căng thẳng như: đau nửa đầu, đau đầu do thiếu máu não…
4. Phòng bệnh
Ngoài việc áp dụng các phương pháp kiểm soát stress như thiền, tập thư giãn, tập phản hồi sinh học, ta có thể ngăn ngừa bệnh đau đầu khi căng thẳng bằng cách:
- Giữ ấm cho cơ thể nếu đau đầu đi kèm cảm lạnh, bởi lạnh cũng là nguyên nhân gây căng cơ vùng đầu.
- Thay đổi tư thế ngủ và gối ngủ để tránh gây căng các cơ vùng đầu dẫn đến đau đầu
- Tập tư thế đúng khi ngồi đọc sách, làm việc hoặc tham gia các hoạt động khiến đầu không thể di chuyển trong thời gian dài
- Thư giãn vùng cổ và vai khi ngồi làm việc bàn giấy
- Ngủ đủ giấc và luôn thư giãn đầu óc, để đầu luôn thoải mái
Bên cạnh điều trị trực tiếp tình trạng đau đầu do căng thẳng, người bệnh cần theo dõi để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này, tránh bệnh tiến triển thành đau đầu kinh niên. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chứng đau đầu vận mạch (đau đầu Migraine) hay thiếu máu não được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên đau đầu khi căng thẳng. Các chuyên gia khuyên dùng thảo dược Feverfew và Ginkgo biloba để kiểm soát các tình trạng đau đầu này vì tính an toàn và hiệu quả của nó so với các loại thuốc tây.
Migrin – Kiểm soát hiệu quả bệnh đau nửa đầu và đau đầu mãn tính
Nếu bạn bị đau nửa đầu, đau đầu mãn tính hay các chứng đau đầu nguyên phát khác mà uống nhiều loại hoạt huyết không đỡ thì Migrin là sự lựa chọn ưu việt Đó là vì: Migrin là sản phẩm đầu tiên kết hợp hài hòa 2 thành phần Gingko Biloba (cây bạch quả) và Feverfew (cây cúc thơm) chuẩn hóa nhập khẩu từ châu Âu, tạo nên 1 công thức toàn diện:
Ginkgo Biloba vốn là một “trường sinh dược thảo” nổi tiếng trên toàn thế giới có tác dụng với cả người già yếu và người khỏe mạnh. Các hoạt chất trong lá Ginkgo biloba giúp chống oxi hóa mạnh, ngăn chặn các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu ở cả não và cơ thể dẫn đến tăng cường bộ nhớ, minh mẫn tinh thần, trì hoãn sự khởi đầu của bệnh sa sút trí tuệ, chóng mặt, ù tai
Nếu Gingkobiloba ưu việt trong cải thiện tuần hoàn máu thì Feverfew được biết đến như một thảo dược giảm đau đầu, đau nửa đầu mãn tính và cải thiện triệu chứng buồn nôn, hoa mắt một cách tự nhiên. Có được điều này là nhờ cơ chế điều hòa chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin của Feverfew.
Migrin giúp kiểm soát các chứng đau đầu mạn tính hiệu quả
Sản phẩm Migrin – bằng cách kết hợp hài hòa 2 thảo dược quý Gingko Biloba và Feverfew, là giải pháp toàn diện cho bệnh nhân đau nửa đầu, đau đầu mãn tính.
Để được tư vấn về tình trạng đau đầu vì căng thẳng, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)
Để tìm mua sản phẩm Migrin, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY