Triệu chứng sốt và đau đầu ở trẻ em là một trong những mối quan tâm lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Những triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.
1. Nguyên nhân gây nên triệu chứng sốt và đau đầu ở trẻ em
Triệu chứng sốt và đau đầu ở trẻ em thường đi kèm với các biểu hiện như nôn mửa, hôn mê, co giật thần kinh hay bị liệt… Có nhiều tác nhân khác nhau gây nên tình trạng này, trong đó có thể kể đến là:
- Viêm não virut, viêm não do biến chứng sau sởi, quai bị, chân tay miệng.
- Do thời tiết, môi trường thay đổi: Thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc chuyển giao mùa mà cơ thể của trẻ không đủ sức đề kháng dẫn đến đau đầu và sốt.
- Do nhiễm trùng và một số bệnh như viêm xoang, viêm tai giữa hay cảm cúm
- Chấn thương đầu: Trẻ bị tai nạn hoặc va chạm mạnh vào đầu có thể gây ra sốt hoặc đau đầu.
- Yếu tố cảm xúc: Mức độ căng thẳng và lo lắng cao – thường do các vấn đề với bạn bè, thầy cô giáo hoặc cha mẹ, sức ép do thi cử, học hành – có thể là nguyên nhân gây đau đầu của nhiều trẻ em. Trẻ em bị trầm cảm thường hay bị đau đầu hơn bình thường.
- Một số thực phẩm có nhiều chất phụ gia, đồ uống chứa chất kích thích, có gas, hoặc quá lạnh… cũng có thể gây ra triệu chứng sốt và đau đầu ở trẻ em.
2. Phương pháp đẩy lùi, phòng ngừa hiệu quả
Các bậc phụ huynh nên nhận biết triệu chứng sốt và đau đầu ở trẻ em bằng cách sử dụng nhiệt kế thay vì thói quen dùng tay sờ trán như trước đây. Nếu đo thân nhiệt ở nách của trẻ thì phải cộng thêm 0,5 độ để có kết quả chính xác nhất. Với tình trạng này, có thể sử dụng các phương pháp như:
- Dùng khăn ấm chườm lên trán cho bé, lau khô mồ hôi và nên mặc quần áo mỏng.
- Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt có chứa paracetamol theo liều chỉ định để làm giảm thân nhiệt nhanh chóng. Nên chia thuốc thành nhiều lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ là hợp lý nhất. Trong gia đình cần có sẵn thuốc hạ sốt dự phòng để có thể kịp thời chữa trị cho bé.
- Trong những trường hợp sốt cao trên 38,5 độ, hôn mê, ngủ li bì, hoặc xuất hiện co giật, buồn nôn; sốt kéo dài trên 5 ngày, tốt nhất nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Đến phòng khám thần kinh, các trẻ sẽ được bác sĩ khám kỹ về lâm sàng, đo huyết áp, soi đáy mắt và làm một số xét nghiệm chuyên sâu, đo điện não đồ, chụp sọ não, chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ nếu bác sĩ thấy cần thiết.
Ngoài các cách điều trị trên thì còn một số biện pháp phòng ngừa triệu chứng sốt và đau đầu ở trẻ em:
- Bố mẹ nên khuyến khích con trẻ nghỉ ngơi và thư giãn trong một căn phòng yên tĩnh. Một giấc ngủ ngon thường sẽ giải quyết được vấn đề đau đầu ở trẻ em.
- Cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu bữa ăn không đầy đủ và thiếu chất dinh dưỡng đôi khi có thể làm đau đầu nặng hơn. Trẻ nên được ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng và tiêu hóa, đặc biệt nên khuyên trẻ ăn đủ hoa quả rau xanh và hạn chế các loại đồ ăn sẵn và các loại đồ uống chứa caffein
- Nên cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi sau khi học hành căng thẳng, không nên bắt ép trẻ học nhiều sẽ làm cho trẻ mệt mỏi dễ dẫn đến đau đầu.
- Giúp trẻ thực hành các hoạt động thể dục nhẹ nhàng để thúc đẩy sức khỏe, bởi vì sức khỏe chung của cơ thể tốt cũng có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng sốt và đau đầu ở trẻ em.
- Cùng trẻ lập một cuốn nhật ký sức khỏe để có thể xác định nguyên nhân gây ra nhức đầu và sốt của con. Ghi lại khi những cơn đau đầu bắt đầu, những gì diễn ra mới nhất, và các phản ứng của trẻ để dùng những loại thuốc phù hợp. Theo thời gian, các mục lưu ý trong nhật ký sẽ giúp hiểu các triệu chứng của con để có thể có biện pháp phòng ngừa cụ thể.
- Tránh tất cả các loại đồ uống có chứa caffeine, là tác nhân gây ra đau đầu ở trẻ.
Trên đây là một số phương pháp phòng ngừa, điều trị triệu chứng sốt và đau đầu ở trẻ em mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Triệu chứng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ nên bố mẹ không được chủ quan, nên đưa trẻ đi khám ở các trung tâm y tế khi cần thiết. Với những trẻ lớn hơn 12 tuổi, việc sử dụng các loại thảo dược như Ginkgo biloba, Feverfew… để kiểm soát tình trạng đau đầu sẽ có tác dụng tốt và an toàn hơn.
Migrin – Kiểm soát hiệu quả bệnh đau nửa đầu và đau đầu mãn tính
Nếu bạn bị đau nửa đầu, đau đầu mãn tính hay các chứng đau đầu nguyên phát khác, Migrin là sự lựa chọn ưu việt, hiệu quả ngay cả với những bệnh nhân bị đau đầu lâu năm không rõ nguyên nhân, dùng nhiều phương pháp mà không đỡ. Đó là vì: Migrin là sản phẩm đầu tiên kết hợp hài hòa 2 thành phần Gingko Biloba (cây bạch quả) và Feverfew (cây cúc thơm) chuẩn hóa nhập khẩu từ châu Âu, tạo nên 1 công thức toàn diện:
Ginkgo Biloba vốn là một “trường sinh dược thảo” nổi tiếng trên toàn thế giới. Ginkgo biloba có tác dụng mạnh mẽ làm tăng tuần hoàn não, tăng chịu đựng của mô khi thiếu oxy, được coi như là một chất bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa, chống gốc tự do, ổn định màng và giảm kết tập tiểu cầu gây tắc mạch máu não. Tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, bảo vệ tế bào thần kinh của Gingko Biloba không chỉ được chứng minh rõ rệt ở người cao tuổi mà cả ở người trẻ và khỏe mạnh.
Nếu Gingko Biloba ưu việt trong cải thiện tuần hoàn máu thì Feverfew được biết đến như một thảo dược giảm nhanh cơn đau đầu một cách tự nhiên, đồng thời điều hòa vận mạch não và cải thiện triệu chứng buồn nôn, hoa mắt, ù tai. Có được điều này là nhờ Feverfew giúp giảm co thắt cơ trơn mạch máu não, ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu não Prostaglandin và ổn định nồng độ chất dẫn truyền thân kinh Serotonin. Feverfew là thảo dược có lịch sử ứng dụng lâu đời, được coi là “aspirin thời trung cổ” và là “Best seller” tại thị trường Hoa Kỳ ngày nay.
Sản phẩm Migrin – bằng cách kết hợp hài hòa 2 thảo dược quý Gingko Biloba và Feverfew, là giải pháp toàn diện cho bệnh nhân đau nửa đầu, đau đầu mãn tính.
Để tìm mua sản phẩm Migrin, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY
Hy vọng bài viết về cách điều trị triệu chứng sốt và đau đầu ở trẻ em sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp hiệu quả cho người thân của mình. Để được tư vấn về đau đầu, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)