Đau đầu chóng mặt buồn nôn uống thuốc gì tốt nhất? Triệu chứng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể rất nguy hiểm như chấn thương đầu cổ, viêm não, bệnh tim mạch… hoặc những bệnh lý thường gặp như huyết áp thấp, rối loạn tiền đình, thiếu máu não, đau nửa đầu sau gáy. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các nguyên nhân thường gặp và thuốc điều trị.
Những nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt buồn nôn
- Huyết áp thấp: người bệnh sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu hoặc ngất xỉu khi huyết áp giảm đột ngột. Mặt tái xanh, chân tay run, lạnh.
- Thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn não): hoạt động của hệ thần kinh sẽ bị gián đoạn do máu cung cấp lên não không đủ gây ra đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng cả trong không gian yên tĩnh. Thiếu máu não lâu dần dẫn đến chứng hay quên và đầu nặng trịch sau khi ngủ dậy.
- Vấn đề về tim mạch: nhịp tim rối loạn, nhồi máu cơ tim sẽ làm cho máu lưu thông kém dẫn đến thiếu oxy gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Rối loạn tiền đình: Tiền đình là một bộ phận nằm phía sau ốc tai, đóng vai trò duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể. Rối loạn tiền đình có biểu hiện đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, thay đổi tư thế rất khó khăn, gây ra đau đầu chóng mặt hoặc nôn thốc nôn tháo.
- Bệnh đau nửa đầu (tên quốc tế là đau nửa đầu Migraine hay đau đầu vận mạch) với các triệu chứng như đau kiểu giật nhói từng cơn, kéo dài từ 4-72h, thường kèm theo chóng mặt hoa mắt, buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng hoặc tiếng động, đau tăng khi vận động.
- Các nguyên nhân khác: chứng ốm nghén, say tàu xe, tâm trạng hoảng loạn, đau bụng kinh, các vấn đề về tiêu hóa, tác dụng phụ khi dùng thuốc….
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn uống thuốc gì tốt nhất?
- Huyết áp thấp: Mục đích điều trị huyết áp thấp là phải nhanh chóng đưa huyết áp người bệnh trở về trạng thái bình thường, sau đó duy trì để ngăn tái phát. Về phương pháp, hiện nay chưa có loại thuốc nào có hiệu quả lâu dài mà chỉ điều trị triệu chứng huyết áp thấp. Trong những trường hợp cấp thiết, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc có tác dụng nâng huyết áp tạm thời như: Ephedrin, Heptamyl, Pantocrin…
- Rối loạn tiền đình: Điều trị rối loạn tiền đình cũng chỉ là giảm thiểu triệu chứng. Trước mắt bạn có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp bấm huyệt chườm ấm vùng cột sống cổ cũng có thể giúp bạn giải quyết tạm thời tình trạng này. Với các bệnh nhân rối loạn tiền đình bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn uống thuốc gì: bác sĩ có thể kê cinnarizin, flunarizine, vipocetin, duxil, tanganil nhưng phải rất lưu ý dùng đúng chỉ định, đúng liều và thời gian do nhiều tác dụng phụ.
Xem thêm: Tìm hiểu bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi
- Thiếu máu não: Tùy nguyên nhân gây ra thiếu máu não như thoái hóa đốt sống, xơ vữa động mạch, bệnh tim… mà bác sĩ sẽ cho dùng thuốc điều trị phù hợp. Để hỗ trợ máu lên não thông thoáng dễ dàng hơn, Gingkobiloba được ưa chuộng sử dụng
- Bệnh đau nửa đầu: (Tên quốc tế là đau nửa đầu Migraine hay đau đầu vận mạch): Đây là bệnh lý thần kinh thuộc hàng phổ biến nhất với tỷ lệ 16% người Việt Nam mắc bệnh (cứ 7 người đau đầu thì 1 người bị đau nửa đầu). Bệnh đau nửa đầu nếu không được điều trị phù hợp, có thể gây ra một số biến chứng như suy giảm trí nhớ, suy giảm thị lực, trầm cảm và là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ ở người trẻ tuổi. Các yếu tố kích thích cơn đau nửa đầu xuất hiện là stress, mất ngủ, thay đổi thời tiết, thực phẩm (mỳ chính, caffeine, rượu bia…), tới chu kỳ ở phụ nữ…Vậy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn uống thuốc gì? Bác sĩ có thể kê đơn nhóm cắt cơn như Ergotamin hay Triptan, nhóm ngừa cơn như thuốc ức chế kênh Calci hay phong bế beta. Tại các nước châu ÂU và Hoa kỳ, các chuyên gia thần kinh ưa chuộng dùng thảo dược từ cây Feverfew nhờ hiệu quả cao và không gây hại cơ thể.
Xem thêm: Bệnh đau nửa đầu Migraine là gì mà nhiều người mắc phải
Hi vọng với những thông tin trong bài viết đau đầu, chóng mặt, buồn nôn uống thuốc gì tốt nhất đã chỉ ra cho bạn cách điều trị một số căn bệnh phổ biến gây ra triệu chứng này. Điều cần thiết nhất, nếu người bệnh thấy đau đầu dữ dội và các triệu chứng tăng lên theo thời gian hay sốt cao, cần nhanh chóng đi khám để được chữa trị đúng đắn.
Migrin – Kiểm soát hiệu quả bệnh đau nửa đầu và đau đầu mãn tính
Nếu bạn bị đau nửa đầu, đau đầu mãn tính hay các chứng đau đầu nguyên phát khác mà uống nhiều loại hoạt huyết không đỡ thì Migrin là sự lựa chọn ưu việt Đó là vì: Migrin là sản phẩm đầu tiên kết hợp hài hòa 2 thành phần Gingko Biloba (cây bạch quả) và Feverfew (cây cúc thơm) chuẩn hóa nhập khẩu từ châu Âu, tạo nên 1 công thức toàn diện:
Ginkgo Biloba vốn là một “trường sinh dược thảo” nổi tiếng trên toàn thế giới có tác dụng với cả người già yếu và người khỏe mạnh. Các hoạt chất trong lá Ginkgo biloba giúp chống oxi hóa mạnh, ngăn chặn các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu ở cả não và cơ thể dẫn đến tăng cường bộ nhớ, minh mẫn tinh thần, trì hoãn sự khởi đầu của bệnh sa sút trí tuệ, chóng mặt, ù tai
Nếu Gingkobiloba ưu việt trong cải thiện tuần hoàn máu thì Feverfew được biết đến như một thảo dược giảm đau đầu, đau nửa đầu mãn tính và cải thiện triệu chứng buồn nôn, hoa mắt một cách tự nhiên. Có được điều này là nhờ cơ chế điều hòa chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin của Feverfew.
Migrin giúp kiểm soát các chứng đau đầu mạn tính hiệu quả
Sản phẩm Migrin – bằng cách kết hợp hài hòa 2 thảo dược quý Gingko Biloba và Feverfew, là giải pháp toàn diện cho bệnh nhân đau nửa đầu, đau đầu mãn tính.
Hy vọng bài viết đau đầu chóng mặt buồn nôn uống thuốc gì sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp hiệu quả cho mình, để được tư vấn về đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)
Để tìm mua sản phẩm Migrin, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY