Trong bài viết này, chúng tôi giúp bạn tìm hiểu về bệnh thiên đầu thống và cách chữa trị, đồng thời phân biệt với triệu chứng của bệnh đau nửa đầu để không có những nhầm lẫn đáng tiếc. Bệnh thiên đầu thống còn được gọi là bệnh cao nhãn áp, tăng nhãn áp hay bệnh glôcôm. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm và nhiều người nhầm lẫn với bệnh đau nửa đầu bởi các triệu chứng khá tương đồng.
- Nguyên nhân và phân loại bệnh
- Cách điều trị bệnh thiên đầu thống
- So sánh với bệnh đau nửa đầu Migraine
- So sánh với đau đầu do thiếu máu não
- Migrin New- Kiểm soát bệnh đau nửa đầu
Nguyên nhân và phân loại bệnh thiên đầu thống
Để hiểu sâu hơn về bệnh thiên đầu thống và cách chữa trị chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và phân loại bệnh này.
- Bệnh thiên đầu thống thường xuất hiện ở độ tuổi trên 40 tuổi, là chứng bệnh về thần kinh thị giác, nguyên nhân do áp lực trong mắt quá cao. Bệnh thường dẫn đến hiện tượng mù lòa nếu không được quan tâm điều trị kịp thời.
- Bệnh thiên đầu thống cũng có yếu tố di truyền. Nếu trong nhà bạn có người mắc bệnh thì những người thân cũng có thể bị. Vì vậy cần trang bị kiến thức và phòng ngừa bệnh ngay từ đầu để tránh hoặc kịp thời điều trị thiên đầu thống.
- Bên cạnh đó, việc lạm dụng và sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần corticoid một cách tùy tiện suốt một thời gian dài cũng dẫn đến thiên đầu thống. Theo số liệu khảo sát của Bệnh viện Mắt Trung Ương, bệnh nhân bị thiên đầu thống có tiền sử tra thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid kéo dài chiếm từ 31,7% – 33,1%, trong đó lứa tuổi lao động (25-59 tuổi) chiếm tới 63,1%.
Bệnh thiên đầu thống có 2 loại, đó là thiên đầu thống cấp và thiên đầu thống kinh niên:
1. Thiên đầu thống cấp:
- Triệu chứng: bệnh thường khởi phát bằng đau nhức đầu bên phải hoặc trái hoặc cả đầu hay nhức mắt đột ngột. Mắt chuyển màu đỏ, hình ảnh nhìn mờ lóa, con ngươi ở mắt bị đau nở to hơn bình thường và khi ấn tay vào nhãn cầu thì cảm thấy rất cứng. Ngoài ra có thể có thêm triệu chứng buồn nôn và nôn.
- Ðiều trị: điều trị thiên đầu thống cấp thường là phải mổ, nếu không kịp thời chữa trị thì có thể gây mù trong khoảng vài ba ngày.
2. Thiên đầu thống kinh niên
- Triệu chứng: thường không diễn ra một cách bất ngờ mà sẽ đến từ từ, áp lực trong mắt tăng dần dần, thường không cảm thấy nhức mắt. Khi nhìn sang bên cạnh, mắt mờ đi. Vì biểu hiện diễn biến chậm nên người bệnh thường không cảm thấy mình nhìn kém đi.
Xem thêm: Thiên đầu thống là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh
Cách điều trị bệnh thiên đầu thống
Điều trị thiên đầu thống thường được thực hiện bằng thuốc hoặc bằng phẫu thuật hoặc là kết hợp điều trị bằng cả hai phương pháp trên. Ở Việt Nam, hầu hết bệnh nhân đều tìm sự hỗ trợ của bác sĩ khi giai đoạn bệnh đã nặng và cần phải phẫu thuật mới có thể cứu chữa kịp thời.
- Giai đoạn sớm sau mổ: Các thuốc phải dùng ngay sau khi mổ thường là thuốc tra mắt thuộc nhóm kháng sinh (oflovid, tobrex, cebemycin…), thuốc chống viêm steroid hoặc không steroid (maxitrol, indocollyre…). Bên cạnh đó là các loại thuốc kháng sinh dùng đường uống.
- Thuốc nhỏ mắt được dùng từ 3 – 6 lần/ngày. Với trường hợp có phản ứng viêm thì phải tra thuốc nhiều hơn. Khoảng cách giữa mỗi lần tra phải đều nhau. Đồng thời, các loại thuốc khác nhau phải nhỏ cách nhau ít nhất 10 phút.
- Giai đoạn muộn sau mổ: Bệnh nhân cần phải thường xuyên dùng các thuốc tăng cường tuần hoàn (giloba, tanakan…), thuốc bảo vệ thành mạch (rutin C) theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và bổ sung thêm nhiều vitamin để nuôi dưỡng và hồi phục các sợi thần kinh thị giác.
- Khi điều trị thiên đầu thống cần lưu ý là không phải cứ phẫu thuật là bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn. Nếu không theo dõi và thăm khám thường xuyên thì bệnh vẫn có thể tiếp tục gây tổn hại và dẫn tới mù loà.
So sánh với triệu chứng của bệnh đau nửa đầu Migraine
Vì bệnh nhân bị thiên đầu thống đôi khi nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu hoặc đau nửa đầu nhức mắt và ngược lại, khiến cho việc chữa trị không kịp thời và phù hợp, để lại rủi ro khó lường. Vì vậy chúng tôi cung cấp một số thông tin về bệnh đau nửa đầu Migraine:
- Đau nửa đầu là bệnh lý đau đầu do căn nguyên mạch, gây ra bởi sự co giãn bất thường của mạch máu não do thay đổi đột ngột nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin ở những người có nồng độ nền Serotonin thấp. Triệu chứng điển hình là đau nửa đầu kiểu giật nhói theo nhịp mạch đập, có thể lan sang cả đầu.
- Trong cơn đau, bệnh nhân có thể sợ ánh sáng, tiếng động và đau tăng lên khi vận động. Ở ⅓ bệnh nhân Migraine có dấu hiệu tiền triệu như mờ mắt, nhìn thấy vệt sáng ngoằn ngoèo nên dễ nhầm lẫn với triệu chứng thiên đầu thống. Điều trị đau nửa đầu Migraine cần kiên trì lâu dài vì đây là chứng bệnh mãn tính. Tại các nước phát triển, thảo dược Feverfew được sử dụng phổ biến nhất giúp điều hòa nồng độ Serotonin trong não, nhờ đó kiểm soát đau nửa đầu hiệu quả.
Xem thêm: Phân biệt đau nửa đầu Migraine và bệnh thiên đầu thống
So sánh với tình trạng đau đầu do thiếu máu não
- Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não như suy nhược cơ thể, mạch máu bị chèn ép (thoái hóa đốt sống cổ, xơ vữa mạch, cục máu đông, dị dạng mạch máu…) hay các bệnh lý tim mạch.
- Bệnh nhân thiếu máu não cũng bị đau đầu nhưng cảm giác đau không dữ dội như đau đầu căng cơ mà sẽ âm ỉ nặng nề như có vật gì chèn vào đầu. Cơn đau đầu có thể được báo trước hoặc xuất hiện đột ngột, ngay cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc ở nơi yên tĩnh. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm thấy bị hoa mắt chóng mặt ù tai, tê bì nhức mỏi chân tay và suy giảm trí nhớ.
- Thảo dược Ginkgo biloba và Feverfew được các chuyên gia khuyên dùng để tăng lưu lượng máu lên não, giảm các triệu chứng đau đầu gây ra.
Xem thêm: Bệnh thiếu máu não ở người trẻ biểu hiện như thế nào
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin về bệnh thiên đầu thống và cách chữa trị. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm nên bạn cần phải ý thức về bệnh và có những biện pháp phòng ngừa, chữa trị kịp thời khi phát hiện những triệu chứng nhỏ nhất. Tuy nhiên khi bị mắc bệnh thiên đầu thống hoặc đau đầu bạn không nên sử dụng các loại thuốc Tây giảm đau khi không biết về hậu quả khi sử dụng thuốc giảm đau đầu.
Xem thêm: Hậu quả khôn lường khi sử dụng thuốc giảm đau đầu nhanh
Migrin – Kiểm soát hiệu quả bệnh đau nửa đầu và đau đầu mãn tính
Nếu bạn bị đau nửa đầu, đau đầu mãn tính hay các chứng đau đầu nguyên phát khác mà uống nhiều loại hoạt huyết không đỡ thì Migrin là sự lựa chọn ưu việt Đó là vì: Migrin là sản phẩm đầu tiên kết hợp hài hòa 2 thành phần Gingko Biloba (cây bạch quả) và Feverfew (cây cúc thơm) chuẩn hóa nhập khẩu từ châu Âu, tạo nên 1 công thức toàn diện:
Ginkgo Biloba vốn là một “trường sinh dược thảo” nổi tiếng trên toàn thế giới có tác dụng với cả người già yếu và người khỏe mạnh. Các hoạt chất trong lá Ginkgo biloba giúp chống oxi hóa mạnh, ngăn chặn các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu ở cả não và cơ thể dẫn đến tăng cường bộ nhớ, minh mẫn tinh thần, trì hoãn sự khởi đầu của bệnh sa sút trí tuệ, chóng mặt, ù tai
Nếu Gingkobiloba ưu việt trong cải thiện tuần hoàn máu thì Feverfew được biết đến như một thảo dược giảm đau đầu, đau nửa đầu mãn tính và cải thiện triệu chứng buồn nôn, hoa mắt một cách tự nhiên. Có được điều này là nhờ cơ chế điều hòa chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin của Feverfew.
Migrin giúp kiểm soát các chứng đau đầu mạn tính hiệu quả
Sản phẩm Migrin – bằng cách kết hợp hài hòa 2 thảo dược quý Gingko Biloba và Feverfew, là giải pháp toàn diện cho bệnh nhân đau nửa đầu, đau đầu mãn tính.
Hy vọng bài viết về bệnh thiên đầu thống và cách chữa sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp phù hợp cho mình, để được tư vấn về thiên đầu thống vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)
Để tìm mua sản phẩm Migrin, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY