Rối loạn tiền đình và thuốc điều trị như thế nào cho hiệu quả đang là thắc mắc của nhiều người. Rối loạn tiền đình là căn bệnh hay gặp ở độ tuổi trung niên, nhưng hiện nay rối loạn tiền đình đã xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi (trên 20 tuổi) gây ra trạng thái mất cân bằng tư thế làm người bệnh thường xuyên chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn… gây khó chịu. Tuy nhiên các triệu chứng rối loạn tiền đình cũng rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác, do đó cần được khám và chuẩn đoán chính xác bệnh trước khi tự ý sử dụng thuốc điều trị.
1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
Để hiểu được rối loạn tiền đình và thuốc điều trị thì đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh rối loạn tiền đình là gì?
- Rối loạn tiền đình là một hội chứng của nhiều nguyên nhân gây nên chứ không phải là một bệnh. Không ít bệnh nhân nhận được một toa thuốc với chẩn đoán rối loạn tiền đình khi đi khám bệnh chỉ vì có dấu hiệu đau đầu chóng mặt và muốn tìm cách chữa đau đầu chóng mặt.
- Rối loạn tiền đình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: u dây thần kinh, u não, viêm tai giữa, tổn thương trực tiếp nhân tiền đình và các đường liên hệ hay do tác dụng phụ của một số thuốc gây nên.
- Bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể gặp phải các triệu chứng điển hình như: chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, đi đứng không vững, thường có cảm giác người yếu ớt, mệt mỏi, mất ngủ, thiếu tập trung. Đôi khi thấy mắt mờ khi cử động cổ và đầu, đau đầu, buồn nôn, muốn ngất. Ngồi xổm quá lâu khi đứng lên sẽ hoa mắt chóng mặt.…
Các triệu chứng của hội chứng rối loạn tiền đình rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng điển hình của bệnh nhân đau nửa đầu. Do đó, trước khi đi sâu hơn hội chứng rối loạn tiền đình và cách chữa trị, chúng ta cùng xem đau nửa đầu là bệnh gì và triệu chứng ra sao. Đau nửa đầu (tên quốc tế là Migraine hay đau đầu vận mạch) gây ra bởi sự co giãn bất thường của mạch máu não ở những bệnh nhân bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin. Khi gặp các yếu tố khởi phát như stress, mất ngủ, thay đổi thời tiết, ăn uống (rượu bia, cà phê, mỳ chính, sô cô la…), tới chu kỳ ở phụ nữ, Serotonin phóng thích và phân hủy đột ngột gây co giãn mạnh mạch máu não khiến đầu đau dữ dội. Đau nửa đầu có triệu chứng điển hình là đau giật nhói kiểu mạch đập, thường ở một bên đầu, kèm theo đau nửa đầu bên phải và buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động và đau tăng lên khi vận động.
Một hội chứng nữa cũng hay gây nhầm lẫn với rối loạn tiền đình là thiếu máu não. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não như suy nhược cơ thể, mạch máu bị chèn ép (thoái hóa đốt sống cổ, xơ vữa mạch, cục máu đông, dị dạng mạch máu…) hay các bệnh lý tim mạch. Bệnh nhân thiếu máu não cũng bị đau đầu nhưng cảm giác đau không dữ dội như đau đầu căng cơ mà sẽ âm ỉ nặng nề như có vật gì chèn vào đầu. Cơn đau đầu có thể được báo trước hoặc xuất hiện đột ngột, ngay cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc ở nơi yên tĩnh. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm thấy bị hoa mắt chóng mặt ù tai, tê bì nhức mỏi chân tay và suy giảm trí nhớ. Thảo dược Ginkgo biloba và Feverfew được các chuyên gia khuyên dùng để tăng lưu lượng máu lên não, giảm các triệu chứng đau đầu gây ra.
Qua đây, chúng ta đã hiểu được điểm khác nhau và giống nhau trong triệu chứng của rối loạn tiền đình và các hội chứng đau đầu mạn tính như đau nửa đầu hay thiếu máu não, để bệnh nhân không bị nhầm lẫn và có hướng điều trị đúng đắn. Phần tiếp theo của bài viết giúp bạn biết cách điều trị rối loạn tiền đình và các bệnh đau đầu mạn tính bằng thuốc nam hiệu quả nhất.
Đau đầu thường xảy ra ở nhiều lứa tuổi
2. Điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc Tây
Rối loạn tiền đình và thuốc điều trị theo Tây y thường là cinnarizin, flunarizine, vipocetin, duxil, tanganil, hay ginko biloba…
- Cinnarizin là thuốc kháng histamin H1, được chỉ định trong rối loạn tiền đình với các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, choáng váng, ù tai. Thuốc cũng có tác dụng phòng ngừa say tàu xe, chứng đau nửa đầu, rối loạn tuần hoàn ngoại biên…
- Thuốc có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa. Flunarizine là thuốc dự phòng đau nửa đầu, điều trị chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não… Tuy nhiên, thuốc có thể gia tăng triệu chứng ngoại tháp, trầm cảm và bộc phát hội chứng Parkinson. Do vậy phải hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc này ở bệnh nhân cao tuổi.
- Một số triệu chứng khác có thể gặp như mệt, buồn ngủ, do vậy không nên lái xe trong thời gian dùng thuốc. Vipocetin là thuốc được chỉ định trong nhiều bệnh, đặc biệt đối với các bệnh về mạch máu não, trong đó có rối loạn tiền đình. Thuốc cũng ít các tác dụng phụ, một số triệu chứng khó chịu nhưng ít gặp là hạ huyết áp tạm thời, rối loạn giấc ngủ (các triệu chứng này cũng có thể do bệnh rối loạn tiền đình gây nên).
- Duxil có tác dụng làm tăng ôxy ở các mô, đặc biệt là ở mô não, do đó giúp cải thiện được các biểu hiện choáng váng. Tanganil được dùng điều trị triệu chứng các trường hợp chóng mặt không rõ nguyên nhân như hội chứng tiền đình, chóng mặt sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật… Tuy nhiên, thuốc có tương tác với một số thuốc khác, do vậy phải thông báo với bác sĩ các loại thuốc khác bạn đang dùng. Ginko biloba là chất cao chiết suất từ lá khô của cây ginko biloba, có tác dụng làm tăng tuần hoàn động mạch. Do vậy được chỉ định trong khá nhiều các bệnh liên quan tới tuần hoàn não.
Trên đây là một số thông tin về rối loạn tiền đình và thuốc điều trị, tuy nhiên dùng thuốc nào, liều lượng ra sao bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
3. Điều trị rối loạn tiền đình bằng Đông y
Hiện nay bệnh rối loạn tiền đình và thuốc điều trị từ thảo dược đang là một vấn được mọi người rất quan tâm. Sau đây là một số bài thuốc hữu hiệu bạn có thể tham khảo
Đối với thực chứng
Đó là hiện tượng đột nhiên hoa mắt chóng mặt, ù tai, cảm thấy không gian như đảo lộn, ngả nghiêng bắt buộc người bệnh phải luôn nhắm mắt và nằm xuống để không sẽ bị ngã. Lúc này có thể sử dụng bài thuốc gồm các thành phần như sau vị:
- Câu đằng, ích mẫu, ngưu tất, phục thần, sơn chi, tang ký sinh mỗi loại 12g với dạ giao đằng, đỗ trọng, hoàng cầm, hà thủ ô trắng mỗi loại 10g đem tất cả kết hợp với thạch quyết minh sống 20g và thiên ma 8g.
- Cho tất cả vào sắc uống 2 đến 3 lần trong một ngày và một ngày dùng 1 thang. Uống đều 3 đến 5 thang liên tục tự khắc bệnh sẽ thuyên giảm.
Đối với hư chứng
Các triệu chứng đi kèm như ù tai, hoa mắt, chóng mặt cũng có thể xảy ra trong chốc lát hay mấy tiếng đồng hồ hoặc kéo dài trong vài ngày. Đối với trường hợp này người ta thường sử dụng bài thuốc gồm các loại như:
- Bạch cúc hoa, câu kỷ tử, đơn bì, phục linh, trạch tả, mỗi loại gồm 120g đem sắc với sơn dược, sơn thù mỗi loại 160g cùng với 320g thục địa.
- Tất cả đem tán thật nhỏ đem uống. Ngày uống 8 – 16g, có thể dùng kèm với muối nhạt, đây cũng là cách hữu hiệu để điều trị rối loạn tiền đình và thuốc điều trị này đang được nhiều người đánh giá cao.
Các bài thuốc dân gian
Sử dụng các bài thuốc dân gian được xem như là một cách hữu hiệu trong việc chấm dứt rối loạn tiền đình và thuốc điều trị hiệu quả này đang là một trong những cách để giảm bớt sự phát tác của bệnh.
- Dùng ngải cứu: lấy một bó ngải cứu cùng với lá khuynh diệp, lá bưởi mỗi thứ 1/3 rổ. Đem tất cả rửa thật sạch rồi cho vào một cái nồi, đổ nước vừa ngập, sau đó đun sôi ước chừng tầm 15 phút. Đem xông hơi khoảng 20 phút, cách này rất hiệu quả khi bệnh tình kéo dài khá lâu mà không khỏi.
- Hoặc bạn có thể lấy 2 lá bưởi, 2 củ hành, sau đó giã nát đắp vào 2 bên thái dương, dùng băng dán cố định lại. Phương pháp trị rối loạn tiền đình và thuốc điều trị này rất hiệu quả trong việc giúp lưu thông khí huyết, tăng cường lượng máu lên não,ổn định huyết áp và giảm đau đầu rõ rệt.
Ngoài các cách trên bạn phải giữ cho cơ thể không bị căng thẳng và stress, nghỉ ngơi hợp lý tăng cường ăn uống và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trên đây là một số cách chữa rối loạn tiền đình và thuốc điều trị hiệu quả mà mọi người tin dùng. Dựa trên các triệu chứng bệnh, bạn có thể phân biệt được mình đang mắc chứng đau nửa đầu Migraine hay rối loạn tiền đình. Nếu bạn đang mắc chứng đau đầu Migraine hay chứng đau đầu mạn tính khác như thiếu máu não, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm từ thảo dược Feverfew và Ginkgo biloba có hiệu quả cao trong kiểm soát đau nửa đầu đã được y học thế giới công nhận và tin dùng.
Migrin – Kiểm soát hiệu quả bệnh đau nửa đầu và đau đầu mãn tính
Nếu bạn bị đau nửa đầu, đau đầu mãn tính hay các chứng đau đầu nguyên phát khác mà uống nhiều loại hoạt huyết không đỡ thì Migrin là sự lựa chọn ưu việt Đó là vì: Migrin là sản phẩm đầu tiên kết hợp hài hòa 2 thành phần Gingko Biloba (cây bạch quả) và Feverfew (cây cúc thơm) chuẩn hóa nhập khẩu từ châu Âu, tạo nên 1 công thức toàn diện:
Ginkgo Biloba vốn là một “trường sinh dược thảo” nổi tiếng trên toàn thế giới có tác dụng với cả người già yếu và người khỏe mạnh. Các hoạt chất trong lá Ginkgo biloba giúp chống oxi hóa mạnh, ngăn chặn các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu ở cả não và cơ thể dẫn đến tăng cường bộ nhớ, minh mẫn tinh thần, trì hoãn sự khởi đầu của bệnh sa sút trí tuệ, chóng mặt, ù tai
Nếu Gingkobiloba ưu việt trong cải thiện tuần hoàn máu thì Feverfew được biết đến như một thảo dược giảm đau đầu, đau nửa đầu mãn tính và cải thiện triệu chứng buồn nôn, hoa mắt một cách tự nhiên. Có được điều này là nhờ cơ chế điều hòa chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin của Feverfew.
Migrin giúp kiểm soát các chứng đau đầu mạn tính hiệu quả
Sản phẩm Migrin – bằng cách kết hợp hài hòa 2 thảo dược quý Gingko Biloba và Feverfew, là giải pháp toàn diện cho bệnh nhân đau nửa đầu, đau đầu mãn tính.
Hy vọng bài viết rối loạn tiền đình và cách điều trị sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp hiệu quả cho mình, để được tư vấn về rối loạn tiền đình vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)
Để tìm mua sản phẩm Migrin, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY