Bệnh đau đầu huyết áp thấp là một căn bệnh khá phổ biến trong xã hội, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ tuổi. Tuy không nguy hiểm như huyết áp cao nhưng huyết áp thấp gây đau đầu lại khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu khi bị cơn đau hành hạ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về đau đầu do huyết áp thấp và cách điều trị hiệu quả.
1. Mối quan hệ giữa đau đầu và huyết áp thấp
– Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch đủ để máu có thể đi đến tất cả các mô trong cơ thể. Khi huyết áp bị giảm sẽ khiến cho lượng máu cung cấp cho các cơ quan khác cũng bị giảm theo.
– Huyết áp thấp có gây đau đầu không?
- Câu trả lời chắc chắn là có. Huyết áp thấp gây ra thiếu máu lên não. Não bộ là cơ quan điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, nên nó cần một lượng máu rất lớn để có thể hoạt động bình thường. Lượng máu dẫn lên não không đủ đồng nghĩa với việc thiếu oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não, kéo theo đó là các cơn đau đầu dữ dội, kèm hiện tượng hoa mắt chóng mặt, đầu óc quay cuồng, choáng váng.
- Các yếu tố gây ra tụt huyết áp là sự thay đổi bất thường của thời tiết, stress quá mức khiến cho các mạch máu co thắt lại làm các cơn đau đầu trở nên dữ dội hơn.
2. Bệnh đau đầu huyết áp thấp có nguy hiểm hay không?
Bệnh đau đầu huyết áp thấp không phải là một căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, nhưng nó lại có khả năng “gây hại” đến tâm trạng, sức khỏe và công việc của bệnh nhân rất nghiêm trọng, đặc biệt là khi triệu chứng ấy xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý khác.
Một số biểu hiện của bệnh đau đầu huyết áp thấp:
- Huyết áp thấp gây đau đầu kéo dài. Khi cơn đau đầu huyết áp thấp ập đến, bạn sẽ cảm giác nhức nhối cả đầu, không thể làm gì nổi mà chỉ muốn nằm trong phòng tối. Cơn đau sẽ càng lúc càng dữ dội và khiến bạn đau như búa bổ. Đồng thời người bệnh còn có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, cơ thể nóng lạnh đan xen, mệt mỏi và không còn sức lực, tim đập nhanh, thở dốc.
- Huyết áp thấp gây đau đầu khiến bạn bị mất ngủ, trằn trọc ban đêm và khó ngủ sâu giấc, hay tỉnh dậy giữa đêm. Tình trạng mất ngủ và đau đầu sẽ dẫn tới khó chịu về mặt tinh thần, làm người bệnh uể oải mệt mỏi vào những ngày sau, dẫn đến sự suy nhược cơ thể và khó tập trung trong công việc.
- Đau đầu do huyết áp thấp có triệu chứng rất giống với hội chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch). Vì mỗi loại bệnh có phương pháp điều trị hiệu quả khác nhau nên bệnh nhân cần chú ý để nhận biết và phân biệt. Triệu chứng điển hình của đau đầu vận mạch là đau nửa đầu kiểu giật nhói theo nhịp mạch đập, có thể lan sang cả đầu. Trong cơn đau, bệnh nhân có thể sợ ánh sáng, tiếng động và đau tăng lên khi vận động. Ngoài ra, bệnh nhân thường cảm thấy buồn nôn và nếu nôn được thì cơn đau sẽ đỡ.
3. Giải pháp cải thiện triệu chứng đau đầu huyết áp thấp
Giải pháp tối ưu nhất cho người có triệu chứng đau đầu huyết áp thấp là kết hợp toàn diện cả việc điều trị bằng thuốc với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và tập luyện thể thao thường xuyên.
- Sử dụng thuốc điều trị: nếu bệnh đau đầu huyết áp thấp xác định được nguyên nhân thì cần phải uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị tận gốc nguyên do gây bệnh. Còn nếu những trường hợp bị vô căn thì chỉ dùng những thuốc điều trị triệu chứng. Tuy nhiên việc dùng thuốc chữa bệnh đau đầu huyết áp thấp cũng cần phải hết sức cẩn thận. Tránh dùng các thuốc giảm đau khi chữa đau đầu huyết áp thấp để tránh tác dụng phụ.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Bên cạnh chữa đau đầu huyết áp thấp bằng thuốc, bệnh nhân cũng nên để ý đến cả chế độ dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh nhất. Bệnh đau đầu huyết áp thấp nên sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như các loại ngũ cốc, thịt trắng như gà, cá, ăn nhiều trái cây, rau củ tươi và chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Trà gừng cũng là loại thực phẩm rất tốt cho bệnh đau đầu và huyết áp thấp. Khi cơn đau đầu huyết áp thấp ập đến, một cốc trà gừng nóng cũng có thể giúp bạn thư giãn và tăng huyết áp lên.
- Tập luyện thường xuyên: Tập thể dục đều đặn hàng ngày không chỉ giúp bạn có một cơ thể săn chắc khỏe mạnh mà còn cải thiện huyết áp. Với những người bị huyết áp thấp, cầu lông, bơi lội, đi bộ hay yoga là những hình thức thể thao rất thích hợp.
- Dùng thảo dược: đối với bệnh đau đầu và huyết áp thấp, việc kết hợp sử dụng thảo dược trong điều trị được cho là rất an toàn và mang lại hiệu quả cao và lâu dài. Đối với huyết áp thấp, có một số loại thảo dược giúp ổn định thần kinh thể dịch và điều hòa huyết áp rất tốt như Đương quy, Ích trí nhân, xuyên tiêu… Vì huyết áp thấp chủ yếu gây nên tình trạng thiếu máu não sẽ làm cho bệnh nhân đau đầu chóng mặt, tê bì chân tay và suy giảm trí nhớ… Do đó bên cạnh thảo dược giúp điều hòa huyết áp, các loại thảo dược giúp tăng cường máu lên não như Ginkgo biloba, Feverfew… giúp giảm triệu chứng cho bệnh nhân cũng đang được khuyến cáo sử dụng.
Trên đây là những biểu hiện, cách phân biệt và chữa trị bệnh đau đầu huyết áp thấp hiệu quả. Chúc các bạn khỏe mạnh!
Migrin – Thảo dược toàn diện cho bệnh nhân “thiếu máu não mãn tính”
Với bệnh nhân bị thiếu máu não mãn tính, áp dụng nhiều cách chữa trị không hiệu quả thì Migrin chính là lựa chọn ưu việt nhất, bởi vừa có Gingkobiloba, vừa có Feverfew. Trong đó Feverfew giúp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân đau đầu do thiếu máu não nhờ 3 tác động song song:
1 – Điều hòa nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, từ đó điều hòa vận mạch não.
2 –Ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu não Prostaglandin, từ đó giúp mạch máu não hoạt động tốt hơn.
3- Được coi là “aspirin thời trung cổ”, Feverfew được biết đến rộng rãi như một loại thuốc giảm đau tự nhiên và không gây tác dụng phụ.
Migrin hiệu quả trong kiểm soát đau đầu do thiếu máu não
Sự kết hợp hài hòa giữa Gingkobiloba và Feverfew, là giải pháp toàn diện cho bệnh nhân thiếu máu não, thúc đẩy mạnh mẽ tuần hoàn máu tới não và tứ chi, tăng sức bền mạch máu não, đồng thời giảm các triệu chứng đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn cho người bệnh một cách tự nhiên.
Để được tư vấn về bệnh thiếu máu não mạn tính, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)
Để tìm mua sản phẩm Migrin, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY