Là phụ nữ, hầu hết ai cũng trải qua những cơn đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt. Điều này gây ra không ít khó khăn và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ phần nào cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu và biết cách chữa trị bệnh hiệu quả tình trạng này:
1. Nguyên nhân đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt
- Trước khi tìm hiểu về cách chữa đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt, hãy xem nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là gì. Trong chu kỳ kinh nguyệt, những cơn đau đầu có khi dữ dội, cũng có khi chỉ bị đau một nửa đầu, đây là dạng khá phổ biến, thường được gọi là “đau nửa đầu khi hành kinh”. Theo thống kê thì có đến 60 – 70% phụ nữ bị đau đầu khi có kinh nguyệt.
- Thông thường, những cơn đau đầu sẽ xuất hiện trước “ngày đèn đỏ” khoảng một vài ngày, kéo dài trong những ngày ấy và giảm dần khi kết thúc kỳ hành kinh. Đi kèm với đó là cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, căng tức ngực, tinh thần thiếu ổn định, dễ nổi giận, dễ buồn phiền, tâm trạng bồn chồn,…
- Nguyên nhân chính gây ra cảm giác đau đầu này là sự biến động của lượng estrogen trong cơ thể khi chuẩn bị hành kinh. Vì thế khi kỳ hành kinh kết thúc, cơ thể bạn dần được ổn định, cảm giác đau đầu tự nhiên sẽ giảm dần.
- Đau đầu khi có kinh nguyệt có thể xảy ra do sự căng thẳng thần kinh, gây ra những rối loạn nhất định về hệ thống trao đổi chất, hay sản sinh hormone… Ngoài ra, các gốc tự do và hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não làm gia tăng hoạt động của bạch cầu, bắt đầu quá trình viêm, sản sinh chất gây giãn mạch từ đó làm tổn thương nội mạc mạch máu. Những cơ chế phức tạp đó gây ra rối loạn vận mạch, làm cho mạch máu não bị giãn nở, biến đổi bất thường gây nên cơn đau nửa đầu. Mặc dù những triệu chứng này không gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng nhưng lại gây ra những nhiều tác động xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, những người bị rối loạn vận mạch (còn gọi là đau nửa đầu) rất dễ bị khởi phát cơn đau khi đến chu kỳ.
- Một lý do nữa khiến bạn thấy nhức đầu, chóng mặt, bủn rủn hoặc lạnh tay chân trong những ngày này là do bạn đang bị mất một lượng máu đáng kể trong kỳ kinh nguyệt.
Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt là nỗi sợ hãi của chị em phụ nữ
2. Mẹo phòng ngừa và giảm đau đầu khi có kinh nguyệt
Nắm bắt những thay đổi nhịp độ sinh lý tự nhiên của cơ thể để có thể tự chăm sóc tốt bản thân sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm giác đau đầu trong ngày hành kinh.
Sau đây là một số mẹo hay giúp bạn phòng ngừa và giảm thiểu cơn đau đầu khi có kinh nguyệt:
– Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh, thực phẩm bổ máu
Nên cung cấp một số thực phẩm có tác dụng bổ máu như thịt bò, ức gà, gan, bí đỏ… sẽ rất tốt cho chị em phụ nữ trong những ngày hành kinh. Bên cạnh đó tránh sử dụng các loại thức ăn, thức uống có chứa các chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, các thức uống có ga…trước và trong những ngày này. Tốt nhất cần ăn uống đủ chất, đủ nước cho cơ thể để tránh bị đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt.
– Mỗi ngày 30 phút đi bộ
Việc tập luyện thể dục thường xuyên và khoa học sẽ giúp phòng ngừa chứng đau đầu, bởi vì khi tập luyện cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một lượng hoạt chất giúp bạn thoải mái đầu óc, duy trì sự tích cực và suy nghĩ lạc quan hơn. Bạn nên duy trì việc đi bộ nhẹ nhàng tầm 30 phút mỗi ngày để có hiệu quả lâu dài. Ngoài ra không nên thực hiện các hoạt động quá sức và tập luyện quá nhiều trong thời kỳ này.
– Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và làm việc quá sức
- Hãy tập cho mình một lối sống thư giãn, thoái mái, luôn hài lòng với mọi thứ tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, vì nó rất có hại cho hệ thần kinh. Tâm trạng vui vẻ sẽ loại bỏ được phần lớn tác nhân gây bệnh, giảm thiểu trạng thái căng thẳng, hạn chế sản sinh ra các gốc tự do, loại bỏ sự ức chế thần kinh – là tác nhân chính khiến các cơn đau đầu khi hành kinh tái phát.
- Những ngày này cần nghỉ ngơi nhiều hơn, bạn có thể thưởng thức những bản nhạc nhẹ nhàng giúp thư giãn. Thức khuya, làm việc quá sức… là những điều cấm kỵ trong thời gian hành kinh, vì thế bạn cần ngủ đủ giấc trong ngày.
– Điều trị căn nguyên gây nên tình trạng bệnh
Đau đầu khi hành kinh là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch). Nếu khi đau đầu bạn thấy có cảm giác giật nhói theo nhịp mạch đập, cơn đau tăng khi vận động hay làm việc. Trong cơn đau bạn còn kèm theo buồn nôn hoặc nôn, thấy sợ ánh sáng, tiếng động, chỉ thích nghỉ ngơi nơi yên tĩnh. Đặc biệt nếu bạn thấy hoa mắt, trước mặt hay thấy các vệt sáng ngoằn ngoèo thì có thể là bạn đang bị hội chứng Migraine.
Ngoài việc áp dụng những biện pháp như trên để giảm cơn đau trong khi hành kinh thì về lâu dài bạn cũng cần có biện pháp điều trị để kiểm soát tình trạng Migraine. Migraine là bệnh đau đầu mãn tính, vì thế để kiểm soát hiệu quả, các chuyên gia thế giới thường khuyên dùng thảo dược từ cây Feverfew thay vì thuốc Tây với nhiều tác dụng phụ.
Migrin- Kiểm soát hội chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) hiệu quả với Feverfew F
Migrin New là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chuyên biệt dành cho bệnh nhân bị hội chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch). Hiệu quả của Migrin đến từ nguyên liệu Feverfew F chuẩn hóa nhập khẩu từ Châu Âu. Bằng các công trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu, các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh tác dụng vượt trội của nguyên liệu này trong việc giảm rõ rệt mức độ trầm trọng, cũng như thời gian kéo dài và tần suất xuất hiện các cơn đau.
Migrin là sản phẩm giúp kiểm soát cơn đau nửa đầu và đau đầu vận mạch
Cơ chế hoạt động của FeverFew F gồm 3 tác động song song:
- Điều hòa nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin.
- Giảm co thắt cơ trơn mạch máu não & điều hòa vận mạch.
- Ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin.
FeverFew F có lịch sử ứng dụng lâu đời, có mặt ở nhiều nước Tây và Bắc Âu, thậm chí các sản phẩm từ FeverFew F đã từng là “Best seller” tại thị trường Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam, Feverfew F được Công ty cổ phần Công nghệ Newtechpharm nhập khẩu và đưa vào sản phẩm Migrin- hỗ trợ điều trị đau nửa đầu (đau đầu vận mạch). Migrin đã được chứng minh lâm sàng và kết luận đặc biệt hiệu quả sau 4 tuần sử dụng. (Chi tiết kết quả chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện Quân Y 103, vui lòng xem TẠI ĐÂY)
Để tìm mua sản phẩm Migrin, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY
Để được tư vấn và điều trị hiện tượng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt một cách chi tiết nhất, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)