Để tăng hiệu quả của thuốc trị đau thì cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh và sử dụng đúng các loại thuốc đau đầu thích hợp với căn bệnh đó. Chị Lê Thị Hồng Vân, Rạch Giá, Kiên Giang thường xuyên bị đau nửa bên đầu giật nhói kèm buồn nôn. Mỗi khi cơn đau đến chị lại ra hiệu thuốc mua Panadol về uống. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc đau đầu được bán khiến việc dùng thuốc của các bệnh nhân đau đầu cũng khá dễ dãi, dẫn đến nhiều nguy cơ khó lường.
Nguyên nhân gây ra đau đầu
- Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu, được chia ra làm 2 loại: nguyên phát và thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát là đau do chính bệnh đau đầu, thường là bệnh đau nửa đầu Migraine, đau đầu từng chùm hay đau đầu do stress (căng thẳng, co cứng cơ).
- Đau đầu thứ phát là đau do các bệnh lý khác ví dụ như cảm cúm, sốt, chấn thương đầu cổ, thiếu máu não, viêm nhiễm thần kinh, bị bệnh về tai, mắt, mũi, họng, hay đau răng,…
Xem thêm: bệnh đau nửa đầu Migraine là gì
Các loại thuốc trị đau đầu thích hợp
1. Với đau đầu thứ phát
- Nếu là đau đầu thứ phát thì cần phải điều trị tận gốc căn bệnh gây ra triệu chứng đau đầu. Bị sốt, cảm cúm, cảm lạnh thì có thể dùng một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt thuộc dòng Paracetamol như Panadol, Efferalgan… hay NSAID như Aspirin, Ibuprofen…
- Nhức đầu do bị đau răng viêm nhiễm, sưng tấy thì dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề. Thuốc dùng cho viêm xoang cấp thường là kháng sinh, thuốc nhỏ mũi co mạch kết hợp nước muối sinh lý…
- Vì đau đầu chỉ là triệu chứng nên bệnh nhân thường phải dùng thuốc đặc trị bệnh chính kết hợp với các loại thuốc đau đầu chống viêm không steroid thích hợp. Đến khi nào bệnh chính khỏi thì hiện tượng đau đầu cũng chấm dứt.
Xem thêm: Một số loại thuốc giảm đau đầu hiệu quả
2. Với đau đầu nguyên phát
- Đối với trường hợp bị đau đầu nguyên phát, điển hình là bệnh đau nửa đầu (tên quốc tế là Migraine hay đau đầu vận mạch), thì cách chữa sẽ khó khăn và lâu dài hơn. Đây là căn bệnh mãn tính và phổ biến (chiếm tới 16% dân số), hành hạ bệnh nhân bởi những cơn đau nhói nửa đầu bên phải hoặc bên trái dữ dội, thường kèm buồn nôn/nôn, sợ ánh sáng và tiếng ồn, đau tăng khi vận động.
- Với đau đầu chóng mặt buồn nôn thì uống thuốc gì tốt? Các cơn đau này xảy đến khi gặp các yếu tố khởi phát khiến nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin thay đổi đột ngột (stress, thay đổi thời tiết, mất ngủ, sử dụng rượu bia, mỳ chính, cà phê, tới kỳ kinh ở phụ nữ).
Xem thêm: Đau đầu chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không
- Các loại thuốc được dùng cho bệnh đau nửa đầu phổ biến là: Thuốc cắt cơn thuộc nhóm giảm đau nói chung (Paracetamol, NSAID), nhóm Ergotaminealkaloid, nhóm Triptan, thuốc ngừa cơn thuộc nhóm Ức chế kênh Calci và nhóm phong bế Beta, nhóm chống viêm Non-steroid. Các loại thuốc đau đầu trên cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng, không uống thuốc khi đói, không được dùng nếu bị mắc bệnh gan hay thận nặng, bệnh tim, suy mạch vành, xơ cứng động mạch, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
3. Với đau đầu từng chùm
- Đối với bệnh đau đầu từng chùm, những cơn đau hay xảy ra vào một giờ nhất định, thường là lúc nửa đêm hoặc gần sáng, với tần suất mỗi năm vài đợt. Những cơn đau thường rất dữ dội đến mức có người muốn tự tử vì không chịu nổi. Các loại thuốc chữa bệnh đau đầu kinh niên nên được dùng sớm để ngăn chặn các cơn đau đầu chùm là verapamil, kết hợp với ergotamin.
Xem thêm: Cách chữa bệnh đau đầu kinh niên hiệu quả
4. Nếu đau đầu do ốm đau hoặc căng thẳng
- Nếu bị đau đầu do ốm đau thông thường hay do áp lực căng thẳng trong một vài ngày thì không đáng lo ngại, nhưng nếu các cơn đau tái diễn nhiều lần hoặc xảy ra với mức độ trầm trọng thì bạn nên đi khám và xét nghiệm cẩn thận để phát hiện bệnh tình kịp thời, nhất là với các bệnh lý về nội sọ nguy hiểm và tìm ra các loại thuốc đau đầu tốt nhất.
Các loại thuốc đau đầu trên hầu hết là điều trị triệu chứng và cắt cơn nhanh nhưng đều nguy hại nếu lạm dụng lâu dài. Để kiểm soát bệnh đau đầu mãn tính, đau đầu buồn nôn tốt nhất là nên sử dụng các loại thảo dược “lành tính” mà lại cho hiệu quả cao trong việc giảm cường độ và tần suất xuất hiện các cơn đau, ngăn ngừa sự tái phái của cơn đau đầu. Chiết xuất cây Feverfew và Ginkgo biloba là các loại thảo dược được dùng phổ biến và hiệu quả nhất trên thế giới trong kiểm soát bệnh đau nửa đầu và các chứng đau đầu mãn tính như thiếu máu não.
Migrin – Kiểm soát hiệu quả bệnh đau nửa đầu và đau đầu mãn tính
Nếu bạn bị đau nửa đầu, đau đầu mãn tính hay các chứng đau đầu nguyên phát khác mà uống nhiều loại hoạt huyết không đỡ thì Migrin là sự lựa chọn ưu việt Đó là vì: Migrin là sản phẩm đầu tiên kết hợp hài hòa 2 thành phần Gingko Biloba (cây bạch quả) và Feverfew (cây cúc thơm) chuẩn hóa nhập khẩu từ châu Âu, tạo nên 1 công thức toàn diện:
Ginkgo Biloba vốn là một “trường sinh dược thảo” nổi tiếng trên toàn thế giới có tác dụng với cả người già yếu và người khỏe mạnh. Các hoạt chất trong lá Ginkgo biloba giúp chống oxi hóa mạnh, ngăn chặn các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu ở cả não và cơ thể dẫn đến tăng cường bộ nhớ, minh mẫn tinh thần, trì hoãn sự khởi đầu của bệnh sa sút trí tuệ, chóng mặt, ù tai
Nếu Gingkobiloba ưu việt trong cải thiện tuần hoàn máu thì Feverfew được biết đến như một thảo dược giảm đau đầu, đau nửa đầu mãn tính và cải thiện triệu chứng buồn nôn, hoa mắt một cách tự nhiên. Có được điều này là nhờ cơ chế điều hòa chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, giảm co thắt cơ trơn mạch máu và ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin của Feverfew.
Migrin giúp kiểm soát các chứng đau đầu mạn tính hiệu quả
Sản phẩm Migrin – bằng cách kết hợp hài hòa 2 thảo dược quý Gingko Biloba và Feverfew, là giải pháp toàn diện cho bệnh nhân đau nửa đầu, đau đầu mãn tính.
Hy vọng bài viết về các loại thuốc đau đầu sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp hiệu quả cho mình, để được tư vấn về đau đầu, vui lòng gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 (miễn cước giờ hành chính)
Để tìm mua sản phẩm Migrin, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY