Áp lực công việc và cuộc sống khiến nhiều người thường xuyên có cảm giác đau nhói ở đầu, đặc biệt là ở những người thường xuyên làm công việc liên quan tới đầu óc. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra cảm giác vô cùng khó chịu và mệt mỏi căng thẳng cho người bệnh. Bài viết sau chỉ ra cho bạn cách chữa trị triệu chứng này hiệu quả nhất
1. Nguyên nhân gây đau nhói đầu
- Đau nhói ở đầu là hiện tượng gây cảm giác khó chịu trong hoạt động thường ngày, làm hiệu quả công việc giảm sút và bạn sẽ luôn bị mất tập trung khi thỉnh thoảng lại có cảm giác đau nhói lên ở đầu như kim châm. Đây là một hiện tượng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân.
- Đau nhói đầu đôi khi chỉ là triệu chứng thông thường tự đến rồi tự khỏi, thậm chí không cần uống thuốc. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều điều trị dễ dàng như vậy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đau nhói đầu thường xuyên, liên tục trong một thời gian dài kèm theo một vài triệu chứng rất có thể sẽ là dấu hiệu báo trước một căn bệnh nào đó đang hình thành trong cơ thể bạn.
Những nguyên nhân chủ yếu gây ra đau nhói ở đầu:
- Căng thẳng có thể là nguyên nhân gây ra đau nhói ở đầu: khi làm việc trong môi trường nhiều áp lực, stress, đầu óc luôn trong tình trạng căng thẳng có thể sẽ gây ra hiện tượng này. Cơn đau nhói có thể kéo dài trong ngày rồi biến mất, nhưng cũng có khi đau đầu kéo dài vài ngày.
- Đau nhói đầu do mất ngủ: mất ngủ thường xuyên, ngủ không sâu giấc sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, cùng với đó là hiện tượng đau nhói đầu, mệt mỏi, hình thành quầng thâm ở mắt, sút cân xuất hiện làm giảm hiệu quả công việc và dễ cáu gắt với người xung quanh.
- Đau nhói đầu có thể do rối loạn tiền đình: Rối loạn tiền đình cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau đầu. Kèm theo đó là triệu chứng mất thăng bằng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai mỗi khi thay đổi tư thế.
- Đau nhói ở đầu là triệu chứng điển hỉnh hay gặp nhất ở hội chứng đau nửa đầu Migraine hay còn gọi là chứng đau đầu vận mạch. Khi gặp các yếu tố khởi phát như stress, mất ngủ, thay đổi thời tiết, ăn uống (rượu bia, cà phê, mỳ chính, sô cô la…), tới chu kỳ ở phụ nữ, chất dẫn truyền thần kinh Serotonin phóng thích và phân hủy đột ngột gây co giãn mạnh mạch máu não khiến đầu đau buốt dữ dội. Bệnh nhân có các triệu chứng đặc trưng như đau nhói ở đầu như mạch đập, đau từng cơn, cơn đau thường kèm theo nôn hoặc buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, cảm giác đau nhói tăng lên khi vận động.
- Đau nhói nửa đầu đi kèm các hiện tượng như sốt phát ban, giảm trí nhớ, hoa mắt, mệt mỏi, cứng họng, cứng cổ có thể là dấu hiệu ban đầu của viêm màng não, viêm não hoặc đột quỵ.
2. Giải pháp cho đau nhói ở đầu hiệu quả.
Để kiểm soát triệu chứng này, cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Do đó, bệnh nhân nếu phát hiện mình có dấu hiệu này cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để để được thăm khám, sớm phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử lí hiệu quả.
- Ngày nay kiểm soát đau nhói đầu bằng phương pháp đông y đang được nhiều người lựa chọn. Mặc dù nhược điểm của các phương pháp đông y là không đem lại hiệu quả tức thời, nhưng lại có ưu điểm là không gây hại cho cơ thể khi dùng trong thời gian dài. Có thể dùng các biện pháp cụ thể như châm cứu hoặc các vị thuốc trị đau đầu. Một biện pháp giúp hỗ trợ kiểm soát tình trạng đau nhói ở đầu hiệu quả được các bác sĩ khuyên dùng là sử dụng các loại thảo dược. Trong đó, Feverfew F là thảo dược được cho là có hiệu quả hơn cả, đặc biệt là với bệnh nhân mắc hội chứng đau nửa đầu Migraine.
- Tây y cũng là một giải pháp hữu hiệu trong điều trị đau nhói ở đầu. Người bệnh có thể tự sử dụng thuốc giảm đau để trị triệu chứng và chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 được đề xuất bởi Tổ chức Y tế thế giới như Paracetamol (còn có tên Acetaminophen) Aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (viết tắt NSAID) để trị nhức đầu. Nên chọn Paracetamol vì sự an toàn. Đặc biệt, những người có vấn đề về dạ dày, bị hen suyễn hay có vấn đề về tim mạch không nên dùng thuốc Aspirin hay NSAID.
- Cần sử dụng thuốc giảm đau đầu đúng liều lượng. Như đối với người lớn, liều thông thường của Paracetamol không nên quá 3g/ngày (mỗi lần 500-1.000mg, 3 lần/ngày). Riêng đối với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan kém. Thời gian dùng Paracetamol không quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.
- Sau khi dùng thuốc giảm đau, nếu tình trạng nhức đầu không cải thiện hoặc tái phát, nên đến bác sĩ khám bệnh.
- Bên cạnh đó bạn cũng lên tạo cho mình một thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học như tập thể dục, hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, không nên ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ…
- Bạn cũng có thể điều trị bằng cách kết hợp đông y với tây y để đem lại kết quả nhanh nhất. Nhưng điều quan trọng là bạn vẫn phải tham khảo ý kiến bác sĩ và ý thức được tình trạng bệnh của mình, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục hữu hiệu.
Trên đây Migrin đã đưa ra một số nguyên nhân cũng như hướng điều trị tình trạng đau nhói ở đầu mà bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên, để biết chính xác mình bị bệnh gì và có cách xử lý đúng đắn và hiệu quả, bệnh nhân cần được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh.
Migrin – Kiểm soát hội chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) hiệu quả với Feverfew F
Migrin là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chuyên biệt dành cho bệnh nhân bị hội chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch). Hiệu quả của Migrin đến từ nguyên liệu Feverfew F chuẩn hóa nhập khẩu từ Châu Âu. Bằng các công trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu, các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh tác dụng vượt trội của thảo dược này trong việc làm giảm rõ rệt mức độ trầm trọng, cũng như thời gian kéo dài và tần suất xuất hiện các cơn đau.
Migrin – Kiểm soát hiệu quả bệnh đau nửa đầu (đau đầu vận mạch)
Cơ chế hoạt động của FeverFew F gồm 3 tác động song song:
- Điều hòa nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin
- Giảm co thắt cơ trơn mạch máu não & điều hòa vận mạch
- Ức chế tổng hợp chất gây viêm mạch máu Prostaglandin
FeverFew F có lịch sử ứng dụng lâu đời, được coi là “Aspirin của thế kỉ 17” nhờ tác dụng vượt trội và không gây hại cơ thể. Các sản phẩm từ FeverFew F có mặt ở nhiều nước Tây và Bắc Âu, thậm chí đã từng là “Best seller” tại thị trường Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam, Feverfew F được Công ty cổ phần Công nghệ Newtechpharm nhập khẩu và đưa vào sản phẩm Migrin – hỗ trợ kiểm soát đau nửa đầu (đau đầu vận mạch). Migrin đã được chứng minh lâm sàng và kết luận đặc biệt hiệu quả sau 4 tuần sử dụng. (Chi tiết kết quả chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện Quân Y 103 được công bố bởi GS- TS- BS Nguyễn Văn Chương tại Hội thảo khoa học chuyên ngành Thần kinh, vui lòng xem TẠI ĐÂY)
Để tìm mua sản phẩm Migrin, vui lòng xem ĐIỂM BÁN TẠI ĐÂY
Để được tư vấn về các bệnh lý đau đầu và đau nhói ở đầu vui lòng gọi về tổng đài 18006626 (miễn cước giờ hành chính)